Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Phan Bội Châu
1. Vị trí con đường

Đường Phan Bội Châu nằm trên địa bàn hai phường Vĩnh Ninh và Trường An, về phía Tây Nam Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Lê Lợi, chạy qua ngã tư các đường Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, qua ngã ba các đường Xuân Diệu, Đào Tấn đến đường Tam Thai (phía trái, trước Đàn Nam Giao), dài 2487m. Một số đoạn của tuyến đường này chỉ được đi một chiều.









2. Lịch sử con đường


Đường được hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Đàn Nam Giao. Từ năm 1976 trở về trước, đường này chia làm hai đoạn: từ cầu Bến Ngự đến Đàn Nam Giao thuộc địa phận huyện Hương Thủy, năm 1981 sát nhập vào thành phố, đầu thế kỷ 20 có tên Nam Giao Cựu Lộ, người Pháp gọi là đường Song hành phía Đông (Rue Parallèle Est) (để phân biệt với đường Song hành phía Tây, tức đường Nam Giao Tân Lộ). Đoạn từ cầu Bến Ngự đến đường Lê Lợi, năm 1903 sát nhập vào thành phố, trước năm 1943 là đường Phủ Cam (Rue Phu Cam). Trước 1955 là đường Van Vollenhoven (Rue Van Vollenhoven), trước năm 1965 là đường Phan Bội Châu; trước năm 1976 là đường Nguyễn Hoàng. Tháng 1/1977, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định gộp hai đoạn làm một và đặt tên mới là đường Phan Bội Châu.


3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường












Phan Bội Châu (Đinh Mão 1867 - Canh Thìn 1940) Nhà chí sĩ yêu nước, danh nhân văn hoá dân tộc, tên thật là Phan Văn San, do trùng huý tên vua nhà Nguyễn mà đổi thành Phan Bội Châu, lấy hiệu Sào Nam và nhiều biệt hiệu: Hải Thụ, Thị Hán, Độc Tĩnh Tử, Hãn Mạn Tử, quê ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ, có ý chí phấn đấu nhiệt tình yêu nước. Lúc còn trẻ đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông tham gia viết bài hịch Bình Tây Thu Bắc rồi cùng các đồng chí thành lập đội "Sĩ tử Cần Vương" tại quê nhà. Năm 1900, ông thi Hương đỗ Giải nguyên trường Nghệ An. Năm 1904, ông vận động thành lập hội Duy Tân, qua năm sau ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, Nhật Bản gây dựng phong trào Đông du. Năm 1908, bị trục xuất khỏi Nhật, ông trở lại Trung Quốc, rồi qua Thái Lan xây dựng căn cứ hoạt động ở nước ngoài. Sau cách mạng Tân Hợi 1911, ông trở lại Trung Quốc và thành lập "Hội Việt Nam Quang Phục" và Hội "Chấn Hoa Hưng á", cũng năm này ông bị giặc bắt giam tại Quảng Châu. Năm 1922, ông ra tù tiếp tục hoạt động, và cải tổ Hội Việt Nam Quang Phục thành Đảng Việt Nam Quốc Dân. Năm 1925, ông bị tay sai Pháp bắt cóc tại Thượng Hải, bị giải về nước. Chúng định thủ tiêu kín, nhưng việc bại lộ, buộc chúng phải đưa ông ra xử trước Hội đồng Đề hình, kết án khổ sai chung thân. Nhưng do cả nước dấy lên phong trào đòi thả Phan Bội Châu nên thực dân Pháp ra lệnh "ân xá", song phải an trí ở Huế (trên dốc Bến Ngự). Từ đấy ông không còn hoạt động chính trị nữa, chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu Kinh Dịch, viết sách với biệt danh "Ông già Bến Ngự". 15 năm cuối đời, ông sống trong lòng yêu thương kính trọng của nhân dân Huế và các bậc chí sĩ yêu nước khác. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Phan Bội Châu niên biểu, Lưu cầu huyết lệ tân thư, Việt vong thảm trạng, Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Chu Dịch quốc âm giải, Phan Sào Nam tiên sinh, Quốc văn thi tập, Việt Nam quốc sử khảo, Nữ quốc dân tu tri, Khổng học đăng, Sào Nam văn tập, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Xã hội chủ nghĩa và hơn mười tiểu truyện về các anh hùng liệt nữ Việt Nam. Phan Bội Châu là nhà yêu nước lớn, nhà văn hoá dân tộc, nhà Phương Đông học, bậc anh hùng hiếm thấy của Việt Nam nữa đầu thế kỷ XX. ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị, chợ Bến Ngự, Nhà thờ và lăng mộ của cụ Phan Bội Châu (di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990), UBND phường Trường An, Chùa Hải Đức, Phổ Quang, Hiếu Quang, Từ Vân, Bảo Thiên, Trường Tiểu học Trường An, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh và một số chùa tư, khuôn hội Phật giáo nằm trên đường này.













Đầu đường Phan Bội Châu




DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Phan Châu Trinh (30-08-2010)
    Tiểu sử đại thi hào Nguyễn Du  (30-08-2010)
    Nguyễn Bỉnh Khiêm  (30-08-2010)
    Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam (30-08-2010)
    Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết người làm báo (30-08-2010)
    Nguyễn Đình Chiểu (30-08-2010)
    Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới' (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152831586.